DIỄN ĐÀN CÁC BỆNH VỀ HỆ THẦN KINH, HÔ HẤP
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

(Nghiên cứu) Giảm tiểu cầu thường xảy ra trong vòng 1-3 tuần sau khi bắt đầu dùng thuốc, và khôi phục lại sau 4-8 ngày ngừng thuốc.

Go down

(Nghiên cứu) Giảm tiểu cầu thường xảy ra trong vòng 1-3 tuần sau khi bắt đầu dùng thuốc, và khôi phục lại sau 4-8 ngày ngừng thuốc. Empty (Nghiên cứu) Giảm tiểu cầu thường xảy ra trong vòng 1-3 tuần sau khi bắt đầu dùng thuốc, và khôi phục lại sau 4-8 ngày ngừng thuốc.

Bài gửi by Admin Sun Oct 08, 2017 9:44 am

Tiểu cầu là một trong những thành phần tế bào của máu cùng với bạch cầu và hồng cầu. Tiểu cầu đóng một vai trò quan trọng trong đông máu và chảy máu. Tiểu cầu được tạo ra trong tủy xương giống như các tế bào khác trong máu. Tiểu cầu có nguồn gốc từ megakaryocytes là những tế bào lớn được tìm thấy trong tủy xương. Các tiểu cầu tuần hoàn chiếm khoảng2/3 các tiểu cầu được giải phóng từ tủy xương. 1/3 khác có trong lá lách.
Nói chung, tiểu cầu có tuổi thọ ngắn trong máu (7 đến 10 ngày), sau đó chúng được lấy ra khỏi tuần hoàn. Số lượng tiểu cầu trong máu thường là từ 150.000 đến 400.000 tiểu cầu/microliter. Tiểu cầu có ít hơn 150.000 được gọi là giảm tiểu cầu (thrombocytopenia). Số lượng tiểu cầu lớn hơn 400.000 được gọi là tăng tiểu cầu (thrombocytosis).
Số tiểu cầu dưới 10.000 là giảm tiểu cầu trầm trọng và có thể dẫn đến chảy máu tự phát.
1. Giảm tiểu cầu do dùng các loại thuốc
Giảm tiểu cầu là số lượng tiểu cầu dưới bình thường (dưới 150.000 tiểu cầu/ microliter) trong máu. Số lượng tiểu cầu bình thường dao động từ 150.000 đến 400.000 mỗi microroliter trong máu.
Giảm tiểu cầu do Phenytoin thường xảy ra trong vòng 1-3 tuần sau khi bắt đầu dùng thuốc. Người ta đã giả định rằng chất chuyển hóa epoxit của phenytoin kết hợp với các màng tiểu cầu và tạo thành các kháng thể, dẫn đến sự phân tách tiểu cầu.
Cũng nói thêm là việc dùng kháng sinh là một nguyên nhân phổ biến khác dẫn tới giảm tiểu cầu.
Dấu hiệu chung nhất của bệnh là hội chứng chảy máu, đặc biệt là ở da và niêm mạc. Nếu bị chảy máu dưới da, người bệnh có thể xuất hiện các chấm, nốt hoặc mảng bầm máu tụ dưới da. Người bệnh cũng có các dấu hiệu chảy máu mũi, lợi chân răng. Nặng hơn, người bệnh có thể bị xuất huyết nnội thạng, xuất huyết não – màng não, xuất huyết phổi, xuất huyết tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục (đa kinh, rong kinh). Khi bị xuất huyết, người bệnh cũng sẽ bị thiếu máu tương xứng với mức độ chảy máu. Các xét nghiệm cho thấy gan, lá lạch, hạch không to.
Việc điều trị giảm tiểu cầu do phenytoin gây ra là ngưng dùng phenytoin.
Với việc ngưng sử dụng những loại thuốc gây giảm tiểu cầu, số lượng tiểu cầu sẽ trở lại bình thường trong vòng 4 đến 8 ngày, mặc dù hiếm khi giảm tiểu cầu có thể kéo dài> 2 tuần.
Xuất huyết giảm tiểu cầu thường có diễn biến cấp tính. Khoảng 70-80% các trường hợp bệnh nhân trở lại bình thường sau vài tuần đến 3 tháng khi được điều trị, 20% trở thành mạn tính. Khi số lượng tiểu cầu giảm nặng cần có biện pháp đề phòng chảy máu, đặc biệt là chảy máu ở phổi, não để ngừa nguy cơ tử vong cho người bệnh.
2. Giảm tiểu cầu sau khi mổ
Giảm tiểu cầu tương đối được định nghĩa là giảm tiểu cầu từ ≥ 50% so với đường cơ sở của bệnh nhân hoặc số lượng tiểu cầu tối đa sau mổ. (Bệnh nhân sau phẫu thuật thường giảm 30% so với số lượng tiểu cầu trước khi phẫu thuật, sau đó là hồi phục trong tuần đầu sau phẫu thuật).


Được sửa bởi Admin ngày Sun Oct 08, 2017 10:46 am; sửa lần 6.

Admin
Admin

Join date : 07/02/2015

https://benhvethankinh.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

(Nghiên cứu) Giảm tiểu cầu thường xảy ra trong vòng 1-3 tuần sau khi bắt đầu dùng thuốc, và khôi phục lại sau 4-8 ngày ngừng thuốc. Empty Re: (Nghiên cứu) Giảm tiểu cầu thường xảy ra trong vòng 1-3 tuần sau khi bắt đầu dùng thuốc, và khôi phục lại sau 4-8 ngày ngừng thuốc.

Bài gửi by Admin Sun Oct 08, 2017 10:15 am

3. Tăng tiểu cầu
Bệnh tăng tiểu cầu diễn biến thầm lặng và không có dấu hiệu lâm sàng nào rõ ràng. Tuy vậy, ở một số bệnh nhân có thể xuất hiện triệu chứng sau đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ngứa tay chân, ngất xỉu... Cho nên bệnh nhân chỉ có thể phát hiện mình bị mắc chứng tăng tiểu cầu khi đi xét nghiệm máu.
Bình thường, khoảng 150.000 đến 450.000 tiểu cầu mỗi microlít máu là bình thường.
* Những triệu chứng của tình trạng tăng tiểu cầu
   Những biểu hiện của triệu chứng tăng tiểu cầu thường rất khó nhận biết. Sau một thời gian phát bệnh, những biểu hiện sau sẽ xuất hiện rõ rệt hơn:
   -Thường nhức đầu, hay hoa mắt, chóng mặt.
  - Cảm thấy đau, tức ngực, khó thở thường xuyên.
  - Ngất xỉu đột ngột và tái diễn nhiều lần.
 - Tầm nhìn bị hạn chế trong một khoảng thời gian, cảm thấy mắt kém.
 - Hay có cảm giác tê ngứa lòng bàn tay, chân.
- Biểu hiện chảy máu ít gặp; tuy nhiên, khi số lượng tiểu cầu tăng trên 1.000 G/L thì tỷ lệ biến chứng chảy máu tăng lên; biểu hiện chảy máu hơi giống với bệnh von Willebrand: chảy máu chân răng, xuất huyết tiêu hoá, chảy máu sau phẫu thuật;
- Phối hợp với triệu chứng rối loạn vận mạch: Thiếu máu đầu ngón tay, chân; đau, tê bì đầu ngón, đau đầu, đau nửa đầu, thiếu máu não thoáng qua, xây xẩm, đột ngột giảm hoặc mất thị lực từng bên;
* Nguyên nhân tăng tiểu cầu
Có hai loại bệnh tăng tiểu cầu là tăng tiểu cầu nguyên phát và tăng tiểu cầu thứ phát.
Tăng tiểu cầu nguyên phát do rối loạn các mô xương gây ra. Khi đó, tủy xương sản xuất quá nhiều tiểu cầu rồi đưa vào máu dẫn đến chứng tăng tiểu cầu. Nguyên nhân của tăng tiểu cầu nguyên phát không rõ ràng, có thể là do di truyền.
Tăng tiểu cầu thứ phát là kết quả phản ứng của cơ thể trước những biến cố như chảy máu, thiếu máu, dị ứng, ung thư, nhiễm trùng... Bệnh tăng tiểu cầu thứ phát nếu để lâu ngày có thể gây ra các bệnh lý liên quan đến động mạch.
Cần xác định rõ bệnh tăng tiểu cầu là nguyên phát hay thứ phát để có các biện pháp điều trị phù hợp bởi điều trị tăng tiểu cầu cần điều trị nguyên nhân gây bệnh.
* Chẩn đoán bệnh tăng tiểu cầu
Xét nghiệm kiểm tra thành phần máu trong cơ thể máu nếu số lượng tiểu cầu trên 500.000 mỗi đơn vị thì có thể kết luận bệnh nhân đã mắc bệnh tăng tiểu cầu.
Soi máu bằng kính hiển vi để xác định ra các thành phần của tiểu cầu, xét nghiệm kiểm tra hàm lượng sắt trong máu, xét nghiệm lâm sàng để kiểm tra tình trạng to lách hay viêm nhiễm trong cơ thể; xét nghiệm sinh khiết hoặc gen tủy xương để xác định bệnh lý tủy xương mắc phải...
Khi xác định bệnh nhân mắc bệnh tăng tiểu cầu, cần xác định rõ đó là tăng tiểu cầu nguyên phát hay tăng tiểu cầu thứ phát.
* Điều trị bệnh tăng tiểu cầu
Điều trị tăng tiểu cầu hướng tới việc điều trị nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng tiểu cầu trong máu. Đa số các trường hợp, điều trị khỏi các loại bệnh lý kể trên thì số lượng tiểu cầu trở lại bình thường.
Tuy nhiên, nếu bệnh nhân phải cắt lá lách thì bệnh tăng tiểu cầu sẽ diễn ra trọn đời.
Vì bệnh tăng tiểu cầu diễn biến khá âm thầm nhưng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân nên cần thường xuyên kiểm tra, xét nghiệm để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh tăng tiểu cầu. Chúng ta nên thường xuyên đi khám sức khỏe, xét nghiệm máu định kỳ để phòng và tránh các bệnh liên quan đến máu trong đó có bệnh tăng tiểu cầu.

Admin
Admin

Join date : 07/02/2015

https://benhvethankinh.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết