DIỄN ĐÀN CÁC BỆNH VỀ HỆ THẦN KINH, HÔ HẤP
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

10 câu hỏi thường gặp trong bệnh Động Kinh

Go down

10 câu hỏi thường gặp trong bệnh Động Kinh Empty 10 câu hỏi thường gặp trong bệnh Động Kinh

Bài gửi by Thanh Hoa91 Sun Mar 26, 2017 2:14 pm

Idea 1. Làm gì khi có bạn bè, người thân bị lên cơn co giật động kinh ?

- Khi người bệnh lên cơn co giật, cần loại bỏ những vật sắc nhọn và có thể gây sát thương cho người bệnh khi bệnh nhân ngã xuống và co giật.
- Đặt nghiêng người bệnh sang 1 bên cho dễ thở và để các chất dịch lỏng không chảy vào đường hô hấp gây sặc. Đối với trẻ em thì cha mẹ không nên giữ chặttay chân trẻ, cho vật cứng vào miệng.
- Cơn động kinh chỉ xảy ra vài phút sau đó sẽ tỉnh lại, nên ở bên người bệnh tới khi chắc chắn rằng người đó đã tỉnh hẳn.
- Sau mỗi lần co giật bệnh nhân thường rất mệt, sau khi tỉnh lại ngủ thiếp đi, để giúp người bệnh phục hồi bệnh nhanh thì cần cung cấp cho bệnh nhân đủ dinh dưỡng và nghỉ ngơi đủ giấc.

2. Có phải tất cả các cơn co giật đều gọi là động kinh ?

- Không phải tất cả các cơn co giật đều gọi là động kinh vì một số trường hợp như: cơn hạ đường huyết, hạ canxi má, sử dụng rượu hoặc thuốc gây nghiện quá liều… có co giật nhưng không phải bệnh động kinh.
- Cơn co giật được coi là bệnh động kinh khi cơn co giật đột ngột xảy ra trong thời gian ngắn, không do tác động bởi yếu tố bên ngoài, cơn thường dưới 10 phút, và lặp lại ít nhất từ 3 lần trở lên. Những trường hợp sau có thể tiến triển thành bệnh động kinh: ngã chấn thương vùng đầu, ngạt khi sinh, sốt cao co giật trước 1 tuổi, sau đột quỵ, gia đình có tiền sử động kinh…
- Để xác định nguyên nhân co giật thì cần làm thêm một số xét nghiệm cần thiết như điện não đồ, CT-Scanner, MRI, chọc dò dịch não tủy, xét nghiêm máu…

3. Điều trị động kinh như thế nào?

- Phương pháp điều trị động kinh phổ biến nhất hiện nay là sử dụng thuốc chống động kinh, phần lớn các cơn động kinh được kiểm soát bằng thuốc.
- Việc đưa ra phương pháp trị liệu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại động kinh, tần số cơn, mức độ nguy hiểm, tuổi, sức khỏe, tiền sử…
- Khi bệnh nhân động kinh kháng thuốc thì bác sỹ sẽ ra chỉ định phẫu thuật. Nhưng nếu phẫu thuật có thể gây nguy hiểm cho người bệnh thì kích thích dây thần kinh phế vị có thể giúp ngăn ngừa cơn động kinh, tuy nhiên phương pháp này không phải ai cũng dùng được và trẻ dưới 12 tuổi không được dùng.
- Ngoài ra, thì người bệnh động kinh có thể sử dụng chế độ ănsinh ceton để làm giảm cơn co giật.

4. Chế độ ăn cho người bệnh động kinh ?

- Chế độ ăn Ketogenic được dùng trong hỗ trợ điều trị động kinh, theo chế độ ăn này thì tỷ lệ các chất như sau:
- Chất béo:Carbohydrat: Protein= 15:1:4. Nghĩa là 75% chất béo, 5% cacbohydrat, 20% Protein.
- Chế độ ăn có thể bao gồm: kem, thịt hun khói, tôm, cá ngừ, nước xốt, trứng, xúc xích, các thực phẩm giàu chất béo, ít cacbohydrat.
- Không nên ăn các thực phẩm chứa nhiều đường đơn như tinh bột và trái cây. Nhưng chế độ ăn này cũng gây ra tình trạng táo bón, mất nước nên không phải là cách phổ biến để trị động kinh.

5. Bệnh động kinh có di truyền hoặc bị lây lan không?

- Bệnh động kinh có liên quan đến yếu tố di truyền, ví dụ như trong gia đình(bố mẹ, anh chị em ruột) có người bị động kinh thì tỷ lệ bị động kinh của người đó cũng cao hơn, nhưng cũng chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ.
- Bệnh động kinh không lây dưới bất kỳ hình thức nào.

6. Tại sao trẻ lại hay bị động kinh về đêm và khi ngủ?

- Động kinh xảy ra rất nhiều trong khi ngủ bởi khi ngủ thì tất cả những hoạt động bình thường của não giảm đi, trong khi phần não có hoạt động động kinh có giảm nhưng vẫn còn hoạt động.
- Khi trẻ nhỏ bị sốt hoặc nằm ngủ trong điều kiện nhiệt độ cao thì dễ bị mất nước, sự mất nước này có thể kích thích cơn động kinh khởi phát.

7. Những điều cần lưu ý đối với phụ nữ mang thai ?

- Phụ nữ bị động kinh vẫn có thể có con khỏe mạnh nếu được chăm sóc tốt. Cần trao đổi với bác sỹ của mình trước khi muốn mang thai.
- Những phụ nữ mang thai cần sử dụng thêm viên uống vitamin có chứa acid folic hàng ngày, vì một số loại thuốc động kinh làm tan các loại vitamin quan trọng trong cơ thể.
- Khi bệnh nhân mang thai ngoài ý muốn bệnh nhân không được tự ý ngừng thuốc chống động kinh mà phải hỏi ý kiến của bác sỹ, vì ngừng thuốc có thể dẫn đến co giật thường xuyên hơn và ảnh hưởng đến thai nhi.
- Cần kiểm tra thường xuyên nồng độ thuốc trong máu vì nồng độ thuốc sẽ giảm dần khi mang thai và có nguy cơ gây ra cơn co giật mạnh.
- Đa số phụ nữ động kinh mang thai có thể sinh thường, hoặc sinh mổ khi cần thiết.
- Khi mang thai thì các thuốc như: valproate, carbamazepine, primidone,phenytoin, phenobarbital… nên tránh sử dụng vì nhiều khả năng con sinh ra sẽ bị động kinh. Lamotrigine, Levetiracetam là những thuốc an toàn hơn.

8. Thuốc chống động kinh có những tác dụng phụ gì ?

- Mỗi loại thuốc thì đều có tác dụng phụ, thuốc chống động kinh không phải là ngoại lệ. Các tác dụng phụ của thuốc phụ thuộc vào loại thuốc, liều lượng thuốc, cơ địa từng người và thời gian điều trị.
- Tác dụng phụ có thể sẽ giảm dần theo thời gian sau khi thích nghi thuốc, nên thuốc điều trị chống động kinh sử dụng ban đầu với liều nhỏ rồi tăng dần.
- Những tác dụng thường gặp là: mờ mắt, nhìn đôi, buồn ngủ, khó tập trung, mệt mỏi, phát ban trên da, đứng không vững, run rẩy, dạ dày nôn nao, vấn đề gan, rụng tóc, tăng cân, thiếu máu... Nếu tác dụng phụ nhiều nên báo cáo với bác sỹ để có phương pháp điều trị thay thế.

9. Điều trị phẫu thuật có an toàn, dứt hẳn bệnh và không lệ thuộc vào thuốc nữa không?
- Phương pháp điều trị thông dụng nhất của bệnh động kinh là dùng thuốc chống động kinh. Phương pháp phẫu thuật chứa đựng rủi ro nên không được ưu tiên và cũng có chỉ định hạn chế.
- Một số trường hợp động kinh có chỉ định phẫu thuật: Trường hợp động kinh có nguyên nhân(u não), trường hợp đã xác định chính xác ổ động kinh và vị trí ổ động kinh có thể phẫu thuật được.
- Phẫu thuật điều trị động kinh là một phẫu thuật chuyên sâu nên cần cẩn thận trong mọi khâu của phẫu thuật. Mặc dù vậy thì vẫn có khoảng 10% bệnh nhân sau khi điều trị động kinh có cơn động kinh quay trở lại.

10. Thế mạnh của Nam Y đối với bệnh động kinh như thế nào?
Hiện nay Nam y là phương pháp được giới y học đánh giá cao và khuyên nên áp dụng, là hy vọng mới cho bệnh nhân động kinh. Thế mạnh của Nam Y đối với bệnh động kinh đó là dựa vào những lý luận y học cổ truyền, kết hợp bệnh học của y học hiện đại, từ đó nghiên cứu và ứng dụng điều trị động kinh một cách tối ưu. Nam Y dùng những chẩn đoán về lâm sàng, cận lâm sàng của y học hiện đại làm gốc, dùng tứ chẩn của y học cổ truyền để đưa ra bát cương (âm, dương, hàn, nhiệt, biểu, lý, hư, thực) của khí, huyết, tạng, phủ. Ngoài ra còn có những phương pháp chẩn đoán riêng của Nam Y như chẩn đoán kinh lạc thông qua các tỉnh huyệt bằng máy móc hiện đại, xác lập tình trạng bệnh theo quy luật sinh học. Idea

Thanh Hoa91

Join date : 25/03/2017

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết